Dịch Vụ Hữu Ích

Trà Giấc Tiên

150,000 130,000

CÒN HÀNG
Covid-19: Chúng tôi tiếp tục phân phối.
  • Giao hàng nhanh chóng
  • Sản phẩm chất lượng cao
  • Hoàn tiền nếu hàng giao không đúng

Mất ngủ kéo dài là gì? Có nguy hiểm không?

Chứng mất ngủ kéo dài là khi người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ bị giật mình thức giấc và khó khăn để ngủ lại. Hiện tượng này sẽ diễn ra ít nhất 3 lần mỗi tuần và xảy ra liên tiếp trong nhiều tháng và chất lượng giấc ngủ không có dấu hiệu được cải thiện.

Mất ngủ kéo dài là bị mất ngủ, khó ngủ liên tiếp trong nhiều tháng

Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Mất ngủ triền miên khiến người bệnh luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Điều này ảnh hưởng lớn tới công việc, tâm sinh lý cũng như chất lượng sống. Dưới đây là những hệ lụy trầm trọng khi bạn bị mất ngủ kéo dài:

Rối loạn tâm lý: Khi bị thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, dễ nổi cáu. Thậm chí một số người, đặc biệt giới trẻ còn có dấu hiệu của trầm cảm khi thường xuyên ngủ không đủ giấc.

Tai nạn giao thông: Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia có khoảng 30% trong tổng số các vụ tai nạn giao thông liên quan đến giấc ngủ, nhất là đối với các xe chạy tuyến đường dài được xác định nguyên nhân do tài xế bị mất ngủ, thiếu ngủ triền miên, ngủ gục, ngủ quên khi đang lái xe. 

Suy giảm trí nhớ: Khi não bộ thường xuyên hoạt động và không được nghỉ ngơi sẽ dần bị tổn thương và giảm năng suất làm việc. Những người bị mất ngủ kéo dài thường rơi vào trạng thái nhớ nhớ, quên quên. 

Mất ngủ kéo dài gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ: Bệnh đau tim, suy tim, cao huyết áp,… là một số bệnh lý có thể khởi phát khi bạn bị mất ngủ nhiều ngày. Những người ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm làm tăng 83% nguy cơ đột quỵ – tai biến mạch máu não so với người ngủ đủ 7-8 giờ.

Lão hóa đến sớm: Các nghiên cứu cho thấy, bị thiếu ngủ, mất ngủ kinh niên kéo dài sẽ làm tăng các dấu hiệu lão hóa da, da dễ dàng bị mất nước và thiếu sức sống. Ngoài ra, khi thiếu ngủ hệ miễn dịch bị suy giảm chức năng, khiến khả năng phục hồi của làn da kém, da dễ dàng bị chảy xệ.

Tăng nguy cơ vô sinh: Với phụ nữ, việc thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình giải phóng các hóc môn kích thích rụng trứng. Với nam giới, mất ngủ triền miên làm giảm số lượng, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng tinh trùng. 

Triệu chứng mất ngủ triền miên, kéo dài là gì?

Theo bác sĩ Đỗ Thu Hiền, bác sĩ phụ trách chuyên khoa thần kinh tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, mất ngủ thường có triệu chứng lâm sàng đa dạng, khác nhau tùy thể trạng. Trong đó, một số biểu hiện dễ dàng nhận biết bạn bị mất ngủ kéo dài bao gồm:

  • Mất ngủ đêm kéo dài: Sau 1 ngày làm việc vất vả, mặc dù rất mệt mỏi nhưng không thể ngủ hoặc trằn trọc khó ngủ. Hoặc người bệnh dễ bị thức giấc nửa đêm và khó ngủ lại, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Mất ngủ kéo dài ở người trẻ, người già đều có thể gặp phải.

Mất ngủ đêm kéo dài là triệu chứng điển hình mà người bệnh có thể gặp phải

  • Mất ngủ vào buổi trưa: Người bình thường sẽ có một giấc ngủ trưa kéo dài từ 30 – 60 phút. Tuy nhiên với người bệnh mất ngủ kéo dài, họ luôn trong trạng thái căng thẳng và việc có một giấc ngủ trưa ngắn cũng là điều khó khăn. 
  • Đau đầu thường xuyên: Triệu chứng đau đầu thường xuất hiện vào ban đêm, buổi sáng sớm khiến người bệnh càng thêm căng thẳng.
  • Mệt mỏi, chán ăn: Không chỉ mất ngủ mà người bệnh còn kèm theo cảm giác ăn không ngon miệng, cảm thấy mệt mỏi và uể oải cả ngày.
  • Các biểu hiện khác: Mệt mỏi sau khi ngủ dậy, tinh thần căng thẳng, dễ cáu gắt, trầm cảm, giảm sự tập trung, cơ thể suy nhược.

Tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ kéo dài?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ kéo dài. Trong đó một số nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ triền miên bao gồm:

  • Thường xuyên bị căng thẳng, áp lực

Những lo lắng về công việc, học tập, sức khỏe, tài chính hoặc gia đình có thể khiến đầu óc liên tục phải suy nghĩ, hoạt động vào ban đêm, khiến bạn khó ngủ. Các sự việc không vui trong cuộc sống cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị mất ngủ.

Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

  • Thường xuyên thay đổi múi giờ sinh hoạt

Tại sao mất ngủ kéo dài? – Hãy nghĩ ngay tới đặc thù công việc của bạn. Khi múi giờ sinh hoạt bị thay đổi, chu trình ngủ – thức không cố định sẽ khiến rối loạn nhịp sinh học của cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị mất ngủ triền miên.

  • Thói quen ngủ không tốt 

Các thói quen ngủ gồm lịch đi ngủ không đều đặn, ngủ trưa quá nhiều, ngủ ngày cày đêm sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Ngoài ra các kích thích trước khi ngủ như sử dụng máy tính, điện thoại, chơi điện tử, môi trường ngủ không thoải mái, sử dụng giường ngủ để làm việc, ăn uống, xem tivi,.. cũng khiến bạn có thể bị mất ngủ kéo dài.

  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Thói quen ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập giấc ngủ. Việc thường xuyên sử dụng rượu bia, thói quen uống cà phê, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ được xác định là nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ triền miên. 

  • Rối loạn sức khỏe tâm thần

Rối loạn lo âu, rối loạn căng thẳng sau khi bị chấn thương, có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Thường xuyên thức dậy nửa đêm và khó ngủ lại hoặc thức dậy quá sớm có thể là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Mất ngủ kéo dài cũng thường xảy ra với các bệnh nhân bị rối loạn sức khỏe tâm thần khác.

  • Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống dị ứng, thuốc điều trị bệnh hen suyễn, điều hòa huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc cảm lạnh,  có chứa caffeine và các chất kích thích… có thể làm gián đoạn giấc ngủ trong thời gian dài.

Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ kiến người bệnh bị mất ngủ lâu ngày

  • Một số rối loạn liên quan đến giấc ngủ

Chứng ngưng thở, hội chứng chân không yên tạo cảm giác bức bối, khó chịu ở chân và gần như không thể cưỡng lại được mong muốn di chuyển chúng, điều này có thể khiến bạn không thể ngủ được.

  • Chứng mất ngủ kéo dài ở người già

Theo các nghiên cứu, khi tuổi càng cao, các tế bào, cơ quan trong cơ thể sẽ dần trở nên lão hóa. Đặc biệt, các tế bào thần kinh sẽ dần bị yếu, suy giảm chức năng dẫn tới tình trạng mất ngủ triền miên, ngủ không sâu giấc, thức khuya và dậy rất sớm. 

Mất ngủ kéo dài phải làm sao?

Khi bị chứng mất ngủ kéo dài, trước tiên người bệnh cần xem xét và thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc, học tập. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giải tỏa căng thẳng, đồng thời bổ sung thêm nhóm thực phẩm có tác dụng bổ não

Đồng thời, người bệnh cần tìm hiểu và lựa chọn loại thuốc đặc trị mất ngủ từ căn nguyên, đặt tính an toàn lên hàng đầu. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mất ngủ triền miên mà các bạn và người bệnh có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc Tây điều trị chứng mất ngủ kéo dài

Mất ngủ kéo dài nên uống thuốc gì? là vấn đề rất được quan tâm. Nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Tây để có thể giải quyết tình trạng mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ. Một số loại thuốc Tây được chỉ định điều trị chứng mất ngủ bao gồm:

Nhóm barbiturat

Đây là nhóm thuốc an thần liều thấp có khả năng gây ngủ ở liều trung bình, sử dụng liều cao để chống động kinh. Tuy nhiên, nhóm thuốc này nếu sử dụng liều lượng không theo chỉ định có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, thậm chí là tử vong. Đây là nhóm thuốc ít được sử dụng nhất

0 nhận xét cho sản phẩm Trà Giấc Tiên

    Thêm đánh giá

    12345

    Chọn địa điểm giao hàng của bạn
    Nhập địa chỉ của bạn và chúng tôi sẽ chỉ định ưu đãi cho khu vực của bạn.
    • Chọn khu vựcXóa lọc
    • Thành phố Cần Thơ
    • Thành phố Đà Nẵng
    • Thành phố Hà Nội
    • Thành phố Hải Phòng
    • Thành phố Hồ Chí Minh
    • Tỉnh An Giang
    • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
    • Tỉnh Bắc Giang
    • Tỉnh Bắc Kạn
    • Tỉnh Bạc Liêu
    • Tỉnh Bắc Ninh
    • Tỉnh Bến Tre
    • Tỉnh Bình Định
    • Tỉnh Bình Dương
    • Tỉnh Bình Phước
    • Tỉnh Bình Thuận
    • Tỉnh Cà Mau
    • Tỉnh Cao Bằng
    • Tỉnh Đắk Lắk
    • Tỉnh Đắk Nông
    • Tỉnh Điện Biên
    • Tỉnh Đồng Nai
    • Tỉnh Đồng Tháp
    • Tỉnh Gia Lai
    • Tỉnh Hà Giang
    • Tỉnh Hà Nam
    • Tỉnh Hà Tĩnh
    • Tỉnh Hải Dương
    • Tỉnh Hậu Giang
    • Tỉnh Hoà Bình
    • Tỉnh Hưng Yên
    • Tỉnh Khánh Hòa
    • Tỉnh Kiên Giang
    • Tỉnh Kon Tum
    • Tỉnh Lai Châu
    • Tỉnh Lâm Đồng
    • Tỉnh Lạng Sơn
    • Tỉnh Lào Cai
    • Tỉnh Long An
    • Tỉnh Nam Định
    • Tỉnh Nghệ An
    • Tỉnh Ninh Bình
    • Tỉnh Ninh Thuận
    • Tỉnh Phú Thọ
    • Tỉnh Phú Yên
    • Tỉnh Quảng Bình
    • Tỉnh Quảng Nam
    • Tỉnh Quảng Ngãi
    • Tỉnh Quảng Ninh
    • Tỉnh Quảng Trị
    • Tỉnh Sóc Trăng
    • Tỉnh Sơn La
    • Tỉnh Tây Ninh
    • Tỉnh Thái Bình
    • Tỉnh Thái Nguyên
    • Tỉnh Thanh Hóa
    • Tỉnh Thừa Thiên Huế
    • Tỉnh Tiền Giang
    • Tỉnh Trà Vinh
    • Tỉnh Tuyên Quang
    • Tỉnh Vĩnh Long
    • Tỉnh Vĩnh Phúc
    • Tỉnh Yên Bái